MỐC THỜI GIAN NÀO LÀ PHÙ HỢP ĐỂ ĐƯA CON ĐI KIỂM TRA KHI CON CÓ DẤU HIỆU CHẬM NÓI

Thông thường các bậc làm cha mẹ hay cho con đi kiểm tra khi thấy con mình có dấu hiệu chậm nói so với các bạn cùng trang lứa ở độ tuổi từ 24- 30 tháng thậm chí nhiều gia đình còn chờ tới tận 36 tháng. Tuy nhiên mốc kiểm tra đánh giá phù hợp để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến chậm phát triển hoặc tự kỉ lại không phải là mốc này. Việc chậm  biết nói chỉ là một trong trong những dấu hiệu biết cơ bản để sàng lọc và nhận diện 1 đứa trẻ có rối loạn phát triển.

Hoạt động can thiệp vận động cho trẻ tại cơ sở 3

Các dấu hiệu đặc thù khác mà cha mẹ thường chưa biết quan tâm tới trong các lĩnh vực phát triển của con đó là  chia sẻ chú ý chung, bắt chước và nhận thức. Những lĩnh vực này có trước và quan trọng hơn nhiều so với lời nói và ngôn ngữ diễn đạt của trẻ nhỏ. Vì vậy để có thể sàng lọc và kiểm tra cho trẻ có nguy cơ chậm phát triển hay tự kỉ các nhà chuyên gia, các bác sĩ và nhà đánh giá thường sẽ sử dụng các bộ sàng lọc, đánh giá dựa trên các căn cứ vào những lĩnh vực này trước để chẩn đoán sự phát triển của một đứa trẻ trước khi quan tâm đến lời nói của em bé ấy. Chính vì vậy các nhà chuyên gia thường khuyên phụ huynh, cha mẹ nên cho con đi đánh giá khi con có dấu hiệu chậm trễ càng sớm càng tốt.

Hoạt động can thiệp 1-1

Nếu không thể nhận diện được thời điểm nào là lúc cần cho con đi kiểm tra thì nên căn cứ vào khoảng mốc phát triển 18 tháng của bé bởi đây là mốc phát triển có thể sàng lọc và can thiệp sớm hiệu quả. ở mốc phát triển 15-18 tháng trẻ nhỏ đã có những phát triển rất mạnh mẽ về bắt chước, nhận thức và ngôn ngữ nói để cha mẹ có thể nhận diện ra sự chậm trễ của con mình. Chính vì vậy, để con mình có được những tư vấn về phương án giáo dục hiệu quả khi cần cha mẹ nên cho con đi kiểm tra sàng lọc khi con có dấu hiệu chậm trễ ngay từ 18 tháng để việc sàng lọc chính xác hiệu quả và can thiệp ngay khi cần thiết.