Khác biệt cơ bản giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói kèm rối loạn phát triển là gì?

trẻ chậm nói thông thường và trẻ chậm nói kèm rối loạn phát triển thường có những đặc điểm nhận biết để phân biệt với nhau khá rõ rệt, tuy nhiên nhiều cha mẹ lại gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và phân biệt để nhận biết xem có cần thiết cho con mình đi kiểm tra năng lực phát triển hay không?

Ở trẻ chậm nói thông thường theo dõi trẻ ở khoảng từ 14 tháng trở lên hầu hết trẻ đều có khả năng hiểu nhất định. Điều này có nghĩa rằng: mặc dù có thể chưa nói được nhưng trẻ chậm nói sẽ có những biểu hiện về mặt giao tiếp với người đối diện như: Có thể làm theo hiệu lệnh ( lấy sữa, lấy dép, lấy balo, điện thoại cho mẹ….), trẻ cũng có thể có những biểu hiện giao tiếp không lời với người khác hết sức rõ rệt như: cau mặt, lắc đầu, gật đầu khi đồng ý hoặc không đồng ý. Ngoài ra mặc dù chưa thể nói ra nhưng trẻ chậm nói thông thường cũng có thể chia sẻ chú ý, chia sẻ thông tin với cha mẹ hoặc người đối diện các thông tin mà mình có bằng các phương thức giao tiếp không lời như: dùng ngón trỏ để chỉ vào sự vật mình quan tâm, dùng hành động để biểu thị điều mình muốn nói ví dụ nếu trẻ muốn muốn lấy thìa để xúc cơm trẻ sẽ dùng hành động giả vờ xúc cơm để người khác hiểu được mong muốn của mình.

Trái lại ở trẻ chậm nói mà có kèm theo các dạng rối loạn phát triển khác nhau trẻ thường rất khó để biểu thị nhu cầu của bản thân, gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt mong muốn của bản thân và thường dùng hành vi ăn vạ để giao tiếp với môi trường. Trẻ chậm nói có kèm theo rối loạn phát triển cũng thường có khả năng hiểu hay nhận thức chậm hơn so với độ tuổi của mình, vì vậy trẻ sẽ không hiểu mệnh lệnh, khó làm theo các yêu cầu của người lớn dù là các yêu cầu cơ bản. Nếu trẻ chậm nói thông thường ở trên có thể làm theo khá tốt các lệnh và yêu cầu của người lớn từ khoảng 14 tháng thì ngược lại với trẻ có kèm rối loạn sẽ không làm được điều này ngay cả khi trẻ đã đạt tới mốc 2 tuổi. việc sử dụng các cử chỉ điệu bộ và các giao tiếp không lời ở trẻ rối loạn phát triển cũng thường gặp nhiều khó khăn hầu như trẻ không thể giao tiếp ngay cả khi rất muốn chơi với bạn, chính vì điều này mà trẻ thường bị cô lập trong nhóm chung, khó có thể tương tác với các bạn trong cùng nhóm lớp dẫn đến dần bị tách biệt.

Để biết được chính xác sự khác biệt của chậm nói thông thường và chậm nói có rối loạn hay không điều quan trọng nhất vẫn là có được kết quả test chính xác từ nhà chuyên môn. Vì vậy, khi con có tình trạng chậm nói diễn ra ngoài việc đọc phân biệt các dấu hiệu trên cha mẹ vẫn phải là người sáng suốt trong việc nhìn nhận các dấu hiệu của con mình để cân nhắc việc có nên đưa con đi kiểm tra và nghe thêm các tư vấn từ chuyên gia hay không?

Hệ thống can thiệp giáo dục Blue Sky luôn đồng hành cùng cha mẹ trong việc chấn đoán và nhận định các dạng rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi với đội ngũ giáo viên và chuyên gia lâm sàng uy tín. mang trên mình sứ mệnh giúp đỡ các cha mẹ có con rối loạn phát triển sớm nhận biết các khó khăn của con mình để được can thiệp sớm hiệu quả nhất.