6 Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Ở Trẻ Mầm Non.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một dạng rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, ảnh hưởng đến cách trẻ giao tiếp, tương tác xã hội, hành vi và khả năng học hỏi. Đây là một “phổ” rối loạn, nghĩa là mức độ ảnh hưởng rất khác nhau ở mỗi trẻ – có trẻ nhẹ có thể học tập bình thường, nhưng cũng có trẻ nặng cần hỗ trợ suốt đời.

Tại sao cần phát hiện sớm ở lứa tuổi mầm non?

Lứa tuổi mầm non (0–6 tuổi) là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Nếu rối loạn phổ tự kỷ được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ có nhiều cơ hội cải thiện rõ rệt về giao tiếp, hành vi và khả năng hòa nhập. Ngược lại, nếu chậm trễ, trẻ có thể bỏ lỡ thời điểm phát triển quan trọng nhất, gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống sau này.

Việc phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ giúp quá trình can thiệp đạt hiệu quả cao nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt, AutismBS đồng hành cùng phụ huynh nhận diện các dấu hiệu sớm để hỗ trợ con phát triển đúng hướng. Dưới đây là 6 dấu hiệu giúp cha mẹ sớm phát hiện trẻ có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ.

1. RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ và dấu hiệu trẻ không giao tiếp ánh mắt :

  • Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường có xu hướng tránh nhìn vào mắt người khác, ngay cả khi được gọi tên hoặc giao tiếp trực tiếp. Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng nhất liên quan đến khó khăn trong tương tác xã hội.

2. Chậm nói – dấu hiệu phổ biến của RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ.

  • Không phải mọi trẻ chậm nói đều bị tự kỷ, nhưng nếu trẻ không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp sau 2 tuổi, hoặc mất kỹ năng đã có, phụ huynh nên đưa con đi sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ để có hướng can thiệp phù hợp.

3. Trẻ không phản ứng khi gọi tên – cảnh báo sớm RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ.

  • Nếu trẻ không quay đầu lại khi được gọi, dù khả năng nghe bình thường, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ, do trẻ thiếu nhu cầu tương tác xã hội và không có sự chú ý chung với người khác.

4. Hành vi lặp đi lặp lại – Đặc trưng điển hình của RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ.

  • Trẻ xoay tròn đồ vật, vỗ tay, xếp hàng đồ chơi mà không có mục đích chơi rõ ràng, hay bị cuốn vào những hành vi mang tính chất rập khuôn – đó là những đặc điểm thường thấy ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

5. Khó khăn trong trò chơi tưởng tượng – một biểu hiện của RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ.

  • Trẻ không tham gia vào trò chơi đóng vai, không bắt chước hành động, ít tương tác với bạn bè cùng trang lứa – dấu hiệu cho thấy sự hạn chế trong kỹ năng xã hội và tưởng tượng, phổ biến ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

6. Phản ứng cảm giác bất thường – cảnh báo liên quan đến RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ.

  • Một số trẻ nhạy cảm quá mức hoặc kém phản ứng với âm thanh, ánh sáng hoặc cảm giác chạm. Những phản ứng này có thể làm trẻ khó hòa nhập với môi trường và là dấu hiệu điển hình của rối loạn phổ tự kỷ.

Nếu con bạn có các dấu hiện như trên bạn cần được tư vấn và tìm kiếm địa chỉ tin cậy để được đánh giá hãy liên hệ cho chúng tôi.Tại AutismBS, chúng tôi cung cấp dịch vụ đánh giá, can thiệp cá nhân hóa và đồng hành cùng gia đình trong hành trình hỗ trợ trẻ phát triển. Đội ngũ chuyên môn tận tâm, chương trình bài bản và môi trường thân thiện là điểm tựa giúp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ từng bước tiến bộ.

Thông tin liên hệ

Hệ thống Giáo dục đặc biệt AutismBS.
Địa chỉ:       Số 112, Ngõ 82, Hoàng Đạo Thành,Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở 3      Số 60 Phan Chu Trinh, Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ
Hotline: 0968 937 591 – 0857 022 728 – 0986 054 530