Vì sao cần đánh giá phát triển cho trẻ trước khi vào can thiệp?
Ngày đăng: 20/05/2024


Cần đánh giá phát triển cho trẻ trước khi tiến hành can thiệp vì sao?
Việc đánh giá phát triển của trẻ là một phần không thể thiếu trong công tác giáo dục, đặc biệt là đối với giáo viên can thiệp giáo dục sớm. 
Đánh giá này giúp giáo viên hiểu rõ hơn về trạng thái phát triển hiện tại của mỗi trẻ, từ đó xây dựng được kế hoạch can thiệp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển tối ưu cho trẻ. 

Một giờ đánh giá trẻ của giám đốc chuyên môn hệ thống can thiệp Blue Sky

Một số lý do quan trọng giáo viên cần phải biết đánh giá phát triển:
1. Nhận biết sự chênh lệch phát triển: 
Đánh giá phát triển giúp giáo viên nhận diện được sự chênh lệch giữa các trẻ về mặt nhận thức, vận động, ngôn ngữ, tư duy, và xã hội. Từ đó, giáo viên có thể xác định được những trẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn, những lĩnh vực còn yếu của trẻ để từ đó có những phương pháp động phù hợp vào lĩnh vực ấy, giúp trẻ có thể cải thiện những lĩnh vực phát triển còn chậm của mình. 
2. Điều chỉnh phương pháp giáo dục: 
Mỗi trẻ có một quá trình phát triển đặc thù. Bằng cách đánh giá phát triển, giáo viên có thể tùy điều chỉnh, lựa chọn phương pháp và nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ. Mỗi rối loạn phát triển đều có những phương pháp và chương trình can thiệp riêng biệt, vì vậy đánh giá phát triển sẽ định hướng cho giáo viên có thể lựa chọn những chương trình phù hợp với đặc điểm khó khăn của trẻ ấy nhằm mang lại những hiệu quả can thiệp tốt nhất cho đứa trẻ. 
3. Hỗ trợ sớm: 
Khi phát hiện sớm những vấn đề trong phát triển, giáo viên có thể nhanh chóng triển khai các biện pháp can thiệp để hỗ trợ trẻ. Điều này giúp tránh được những hậu quả lâu dài về sau. Đặc biệt hơn nữa là đánh giá nhận biết sớm còn giúp trẻ không bị bỏ lỡ giai đoạn vàng, bỏ lỡ giai đoạn can thiệp hiệu quả nhất không để ảnh hưởng nhiều tới tương lai và hướng đi của trẻ ở giai đoạn sau. 
4. Tăng cường phối hợp với gia đình: 
Đánh giá phát triển cũng là cơ sở để giáo viên và gia đình trẻ phối hợp chặt chẽ hơn, từ đó tạo ra một môi trường hỗ trợ đồng bộ cho sự phát triển của trẻ. Hiệu quả của quá trình can thiệp chỉ được phát huy tối đa nhất khi có sự phối hợp giữa gia đình với cơ sở can thiệp và giáo viên dạy trẻ. từ đó mới có thể tạo ra một đứa trẻ với sự tiến bộ với tốc độ nhanh nhất. 
5. Theo dõi sự tiến bộ của trẻ : 
Các đánh giá định kỳ giúp theo dõi sự tiến bộ của trẻ theo thời gian, đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cũng như điều chỉnh lựa chọn chương trình can thiệp cho phù hợp với mỗi trẻ. 
6. Khích lệ sự phát triển toàn diện: 
Qua đánh giá, giáo viên có thể nhận biết được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của trẻ, từ đó khích lệ và phát triển toàn diện các khía cạnh của trẻ.
Như vậy, việc đánh giá phát triển không chỉ giúp giáo viên xác định và đáp ứng nhu cầu cá nhân của trẻ một cách hiệu quả mà còn góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và toàn diện của trẻ trong quá trình can thiệp.