1. NGỒI NGANG TẦM MẮT
– Có thể ngồi bàn hoặc ngồi sàn tùy sở thích của trẻ nhưng luôn giữ tầm mắt ngang với tầm mắt của trẻ.
2. GIAO TIẾP VỚI CÙNG MỨC ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
– Chỉ nên sử dụng từ ngữ đơn giản là các cụm từ đơn, câu đơn giản gồm 3- 4từ trong quá trình giao tiếp và chơi cùng trẻ.
3. LÀM NỔI BẬT TỪ THEN CHỐT
– Ngừng một chút, nhấn mạnh và nói rõ nhằm làm nổi bật từ mà bạn muốn trẻ học. Ví dụ: Con xếp; con thả, đây là bò…..
4. LẶP LẠI TÌNH HUỐNG CHƠI VÀ TỪ CẦN CUNG CẤP
– Nói lặp lại những từ cần dạy nhiều lần trong cùng 1 tình huống chơi hoặc nhiều tình huống chơi có thể sử dụng 1 từ ngữ đó. Ví dụ: cùng là từ thả nhưng có thể là thả hình, thả bỏng, thả bi…. và chỉ sử dụng duy nhất từ “ thả”
5. LÀM MẪU VÀ CHỜ ĐỢI PHẢN HỒI CỦA TRẺ
– Làm mẫu từ – âm cần dạy 1-2 lượt
– Dừng lại ít nhất 3-5 giây chờ đợi sự phản hồi của bé sau khi làm mẫu.
6. KĨ THUẬT ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
– Nói câu và để trống từ muốn trẻ nói sau đó chờ đợi để trẻ đáp ứng. Ví dụ: cô nói: THẢ VÀO sau đó tiếp tục nói THẢ….. để trẻ
7. BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA
– Miêu tả hoạt động cô và trẻ đang làm. Ví dụ: khi chơi con vịt thì bình luận vịt- vịt bơi- vịt ăn…..
8. LỰA CHỌN THỨ TỰ ƯU TIÊN TRONG CÁC TỪ- CỤM TỪ CẦN DẠY
– Cân nhắc đánh giá được thứ đồ ăn- đồ chơi mà trẻ yêu thích hoặc tình huống thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để chọn ra các từ ngữ ưu tiên khi chơi/ học cùng trẻ.
9. KHUYẾN KHÍCH TRẺ
Lắng nghe chăm chú, đáp ứng bằng lời nói, cử chỉ để trẻ biết mình đang được chú ý. Khen ngợi mọi nỗ lực của trẻ. Ví dụ: trẻ nói “ịt, ịt”. Mẹ sẽ khen à Con vịt, con nói giỏi “Vịt”.
ngoài việc sử dụng các chiến lược này ra người dạy cần phải luôn nhạy bén để tìm hiểu ra nhu cầu sở thích của trẻ trong quá trình chơi, kịp thời thay đổi hoạt động trong quá trình chơi để đáp ứng đúng với nhu cầu của trẻ, từ đó trẻ mới có động lực và hợp tác nhiều hơn trong giờ can thiệp của mình.