PRT- phản hồi then chốt là phương pháp dạy trẻ tự kỷ dựa trên các nguyên tắc của ABA. PRT được phát triển nhằm tối ưu hoá động lực để trẻ tương tác với người lớn và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. CHiến lược giảng dạy cơ bản gồm: sử dụng các yếu tố hỗ trợ liên quan trực tiếp đến mục tiêu và phản ứng của trẻ, đưa ra các lựa chọn ưu tiên của trẻ vào các bài giảng, xen kẽ các nhiệm vụ trước đó đã hoàn thành với nhiệm vụ mới, khuyến khích trẻ hoàn thành một nhiệm vụ yêu thích mà trẻ có thể thực hiện được ở thời điểm hiện tại mà không quan tâm đến độ chính xác của nhiệm vụ đó, người dạy sẽ kích thích sự tham gia của trẻ, chia sẻ và tương tác với trẻ. PRT hiện nay được coi như một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ tự kỷ bởi nó được đúc kết từ các kết quả nghiên cứu về động lực xã hội , khả năng bắt chước, cải thiện ngôn ngữ, hành vi xã hội và giảm thiểu các hành vi không phù hợp ở trẻ tự kỷ.
Các chiến lược của PRT được đan xen với các chiến lược của ESDM và cũng chính là đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa mô hình DENVER truyền thống với mô hình ESDM.
Trong PRT hai hành vi then chốt trong mở rộng số lượng hành vi và trong quyết định khả năng thích nghi đó là ĐỘNG LỰC và PHẢN HỒI VỚI NHIỀU TÍN HIỆU KHÁC NHAU. PRT xây dựng cho trẻ khả năng phản hồi với các tín hiệu khác nhau bằng cách tạo nhiều tiền đề khác nhau và dạy trẻ biết cách phản hồi với các tiền đề liên quan khác nhau. phương pháp này được sử dụng để gia tăng động lực giao tiếp cũng như xây dựng các kỹ năng về ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.
các nguyên tắc của PRT được áp dụng gồm: Khuyến khích để trẻ cố gắng, thay đổi yêu cầu để trẻ có hành vi mới, khuyến khích, động viên có mối liên hệ trực tiếp đến hành vi hoặc phản hồi của trẻ. người dạy có thể hoán đổi vị trí của các hoạt động, đưa ra các hướng dẫn và tiền đề rõ ràng. Cho trẻ được phép lựa chọn và làm theo các lựa chọn của trẻ.