Làm thế nào để trẻ biết phản hồi tên gọi của mình hoặc biết ‘Dạ” khi được gọi tên

Nhiều cha mẹ cho rằng mặc dù trẻ đã nắm được tên gọi của mình nhưng khi được gọi trẻ lại coi như không nghe thấy hoặc lờ đi khi được cha mẹ gọi tên.

Phản hồi với tên gọi của mình là một trong những mục tiêu, những phản ứng cơ bản trong việc can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Vậy cha mẹ cần có những lưu ý gì khi dạy trẻ phản hồi với tên gọi của mình khi dạy con tại nhà?

Cha mẹ cần lưu ý: sau khi gọi tên mà trẻ quay lại gv cần cho trẻ một kết quả thuận lợi ( vd: A ơi, trẻ quay lại. Mẹ cho A bánh này.) nếu sau khi gọi tên mà trẻ quay lại nhưng không có kết quả thuận lợi sẽ gây cho trẻ tâm lí không muốn quay lại vì những lần trước trẻ không có được kết quả thuận lợi.( vd: A ơi, trẻ quay lại thì mẹ lại quay đi và tiếp tục làm viecj khác của mình). Việc này cho thấy khi gọi trẻ mà trẻ quay lại nhưng lại không có kết quả cho hành vi cũng sẽ khiến trẻ không có động lực để duy trì hành vi quay lại đó.

Lưu ý tiếp theo đó là chúng ta  không nên hỏi trẻ “ dạ chưa?” sau khi gọi tên trẻ. Rất nhiều cha mẹ biết con có thể ” Dạ” được sau khi gọi nên mong đợi và yêu cầu trẻ phải “Dạ” mới đạt được kỳ vọng nhưng chính điều này vô tình làm trẻ không có động lực để phản hồi với tên mình ở những lần sau. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý ” luôn tạo ra kết quả thuận lợi cho trẻ” để trẻ có động lực duy trì hành vi ấy. ví dụ có thể thưởng cho trẻ 1 que kẹo, 1 đồ chơi hoặc 1 lời khen đặc biệt, hoặc thu hút trẻ vào một hoạt động có chủ đích nào đó thay vì chỉ gọi tên chờ trẻ phản hồi rồi quay đi.

Trường hợp lưu ý cuối cùng là khi cha mẹ gọi ai hoặc ai gọi trẻ đều “ Dạ”, trong trường hợp này yếu tố khởi phát ở đây là từ “ ơi”, khi trẻ nghe thấy từ này là trẻ lập tức ” Dạ” mà không hề biết cha mẹ gọi ai hoặc ai gọi mình, trong tình huống này cha mẹ nên ngừng củng cố phân biệt bằng cách cha mẹ không nên quay sang trẻ nữa mà tiếp tục quay sang đối tượng mà cha mẹ cần giao tiếp để trẻ hiểu cha mẹ không phải đang giao tiếp với mình.