Hiện nay rối loạn tăng động giảm chú ý gặp phải khá nhiều ở trẻ nhỏ không phân biệt môi trường sống hay cách thức giáo dục. Vậy tiêu chuẩn nào để chẩn đoán hội chứng rối loạn này?
Hiện nay theo hiệp hội chẩn đoán tâm thần Hoa Kỳ đưa có đưa ra các tiêu chí chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý bằng thang đo ESM V với các tiêu chí riêng biệt. Trẻ phải đảm bảo các tiêu chí sau đây mới đạt tiêu chuẩn của trẻ gặp khó khăn về tăng động giảm chú ý:
- Mắc phải (1) hoặc (2): Các triệu chứng giảm tập trung và/hoặc tăng động-hấp tấp tồn tại một cách dai dẳng gây trở ngại đến chức năng hoặc sự phát triển
(1). Giảm chú ý: 6 hoặc hơn các triệu chứng tồn tại dai dẳng trong ít nhất 6 tháng, mâu thuẫn với mức độ phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động xã hội.
Lưu ý: Các triệu chứng không phải là các hành vi riêng lẻ như chống đối, sự thù địch, không tuân theo hướng dẫn hay không hiểu yêu cầu. Đối với thanh thiếu niên hoặc người lớn, yêu cầu ít nhất 5 triệu chứng.
- Thường khó tập trung các vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường, ở nơi làm việc hay trong các hoạt động khác (VD: không chú ý tới hoặc bỏ lỡ các chi tiết, thực hiện các công việc không chính xác)
- Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí (VD: gặp khó khăn trong việc tập trung vào bài giảng của GV, hội thoại hoặc trong khi đọc bài đọc dài)
- Thường có vẻ không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói (VD: tâm trí dường như ở đâu đó, thậm chí khi không có kích thích gây xao lãng)
- Thường không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các việc vặt và hoặc những nhiệm vụ khác ở nơi làm việc (VD: bắt đầu nhiệm vụ nhanh chóng nhưng nhanh chóng mất tập trung và dễ dàng bị lạc hướng).
- Thường khó tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động (VD: khó khăn khi quản lí hoạt động, khó khăn khi giữ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, làm việc không có tổ chức, quản lí thời gian kém, làm việc không đúng hạn)
- Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ (ví dụ như học bài ở trường hoặc bài tập về nhà; với thanh thiếu niên hoặc người lớn đó là việc chuẩn bị báo cáo, hoàn thành các mẫu, đọc bài viết dài)
- Thường quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (ví dụ như: đồ chơi, bài tập giao về nhà, bút chì, bút hay đồ dùng học tập; với thanh thiếu niên và người lớn thì là chìa khóa, giấy tờ, kính, điện thoại)
- Thường dễ bị xao lãng bởi kích thích bên ngoài (với TTN và người lớn có thể là có ý nghĩ không liên quan).
- Thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày (làm việc vặt, giải quyết những việc vặt; với TTN và người lớn thì là gọi lại điện thoại, thanh toán hóa đơn, giữ cuộc hẹn)
(2). Tăng động- hấp tấp: 6 hoặc hơn các triệu chứng tồn tại dai dẳng trong ít nhất 6 tháng, mâu thuẫn với mức độ phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động xã hội
Lưu ý: Các triệu chứng không phải là các hành vi riêng lẻ như chống đối, sự thù địch, không tuân theo hướng dẫn hay không hiểu yêu cầu. Đối với thanh thiếu niên hoặc người lớn, yêu cầu ít nhất 5 triệu chứng.
- Thường hay bồn chồn, cựa quậy chân tay hoặc cả người khi ngồi (VD: rời khỏi chỗ trong lớp học)
- Thường rời khỏi ghế trong lớp học hoặc trong những trường hợp cần ngồi cố định (VD: rời khỏi chỗ trong lớp học, ở văn phòng hoặc những nơi làm việc khác hoặc trong những tính huống phải ngồi khác)
- Thường chạy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù hợp (Với TTN và người lớn có thể là luôn động đậy)
- Thường khó khăn khi chơi hoặc tham gia một cách yên tĩnh vào các hoạt động giải trí
- Thường “luôn tay luôn chân” hoặc thường hành động như thể “được gắn động cơ” (VD: không thể hoặc không thoải mái trong khoảng thời gian kéo dài như ở nhà hàng, cuộc họp, gặp khó khăn trong việc theo kịp ai/cái gì)
- Thường nói quá nhiều
- Thường đưa ra câu trả lời trước khi người hỏi đặt xong câu hỏi (VD: hoàn thành câu của ai đó, không thể chờ đến lượt trong hội thoại)
- Thường khó chờ đến lượt mình (VD: khi xếp hàng)
- Thường cắt ngang hoặc nói leo người khác (ví dụ như chen vào cuộc trò chuyện hay thứ tự chơi trò chơi, thường bắt đầu sử dụng đồ vật của người khác mà không hỏi hoặc khi chưa nhận được sự đồng ý của người khác. Với thanh thiếu niên và người lớn có thể là xâm phạm vào công việc của người khác khi người đó đang làm).
- Một vài triệu chứng quá hiếu động-hấp tấp hoặc giảm chú ý gây ra sự kém khả năng xuất hiện trước 12 tuổi.
- Một vài triệu chứng quá hiếu động-hấp tấp hoặc giảm chú ý bộc lộ trong hai môi trường hoặc hơn (như ở trường/ ở nơi làm việc và ở nhà; với bạn bè, người thân).
- Phải có bằng chứng rõ ràng về sự suy yếu đáng kể trong các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.
- Những triệu chứng không xuất hiện riêng biệt trong các loại Rối loạn tâm thần phân liệt, Bệnh loạn tinh thần, hoặc các rối loạn tinh thần khác và không thể xếp vào một dạng rối loạn trí tuệ nào (như rối loạn tâm trạng; Rối loạn lo lắng; Rối loạn cách ly hay rối loạn nhân cách).
Xác định xem có không:
314.01 (F90.2). Loại kết hợp: Nếu đảm bảo cả tiêu chí A1 (giảm chú ý) và tiêu chí A2 (tăng động- hấp tấp) trong 6 tháng qua.
314.00 (F90.0). Loại giảm chú ý là chủ yếu: Nếu đảm bảo cả tiêu chí A1 (giảm chú ý) mà không đảm bảo tiêu chí A2 (tăng động- hấp tấp) trong 6 tháng qua.
314.01 (F90.1). Loại tăng động- hấp tấp là chủ yếu: Nếu đảm bảo cả tiêu chí A2 (giảm chú ý) mà không đảm bảo tiêu chí A1 (tăng động- hấp tấp) trong 6 tháng qua.
Xác định xem có không:
Sự thuyên giảm một phần: Trước đó đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, nhưng 6 tháng gần đây các tiêu chí đảm bảo có ít hơn, và các triệu chứng vẫn gây khiếm khuyết trong chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.
Mức độ nặng nhẹ:
Mức độ nhẹ: Một vài triệu chứng trong yêu cầu chẩn đoán ở mức độ vượt quá giới hạn và các triêu chứng chỉ gây ra khiếm khuyết chức năng nhỏ.
Mức độ trung bình: Các triệu chứng và khiếm khuyết chức năng nằm ở giữa “nhẹ” và “nặng”.
Mức độ nặng: Nhiều triêu chứng trong yêu cầu chẩn đoán vượt quá giới hạn và một vài triệu chứng đặc biệt nặng hoặc các triệu chứng gây khiếm khuyết đáng kể trong các chức năng xã hội và nghề nghiệp.